Đất lưu không là một thuật ngữ truyền miệng và không hề tồn tại trong các văn bản cũng như hiến pháp của Nhà nước. Tuy nhiên, loại đất này được rất nhiều người biết và chấp nhận sử dụng. Vậy đất lưu không là gì, những quy định về đất là như thế nào? Câu trả lời sẽ nằm trong bài viết dưới đây.
Đất lưu không là đất gì?
Đất lưu không là khái niệm không có trong Luật Đất đai, nhưng được người dân sử dụng để chỉ phần đất nằm trong hành lang bảo vệ an toàn của các công trình công cộng như giao thông, thủy lợi, điện, dẫn xăng dầu, dẫn khí, thông tin liên lạc,...mà Nhà nước chưa sử dụng đến.
Người dân có thể tạm thời sử dụng đất lưu không nhưng không được cấp giấy tờ pháp lý (sổ đỏ) và không được bồi thường khi Nhà nước yêu cầu thu hồi đất.
Quy định về đất lưu không
Tuy chưa có tên chính xác trong các văn bản pháp lý nhưng đất không lưu vẫn thuộc sở hữu của nhà nước nên khi sử dụng đất không lưu, bạn cần lưu ý những quy định sau:
1. Quy định về sử dụng đất lưu không trước nhà
Cơ sở pháp lý: Điều 157 Luật Đất đai 2013.
Có thể hiểu như sau:
-
• Người sử dụng có thể tiếp tục sử dụng đất theo đúng mục đích, nguyện vọng đã được xác định với điều kiện không được gây bất cứ cản trở nào việc bảo vệ an toàn công trình.
-
• Trường hợp gây ảnh hưởng tiêu cực đến việc bảo vệ an toàn công trình đã nêu phía trên thì chủ công trình thì phải lập tức khắc phục, nếu không thì Nhà nước sẽ thu hồi đất bạn phải bồi thường theo quy định của Pháp luật.
-
• Nếu người dân có nhu cầu sử dụng tạm thời phần diện tích đất lưu không, phải làm tường trình và gửi văn bản tới UBND nơi có đất cùng với cam kết sẽ không được bồi thường khi bị thu hồi đất.
2. Quy định về thu hồi đất
Đất lưu không là đất thuộc quyền sở hữu của Nhà nước nhưng chưa sử dụng đến, thế nên khi có nhu cầu người dân có thể tạm thời sử dụng theo mục đích đã kê khai,...Tuy nhiên, khi Nhà nước ra quyết định thu hồi thì bắt buộc phải trả và không được bồi thường. Trường hợp không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thu hồi.
3. Quy định xử phạt
Cơ sở pháp lý: Khoản 4 Điều 10 Nghị định 102/2014/NĐ-CP.
Có thể hiểu như sau: Khi có nhu cầu sử dụng đất lưu không nhưng không được Nhà nước chấp nhận, cho phép mà vẫn cố ý sử dụng thì được coi là hành vi vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, bất chấp luật pháp một số người dân vẫn ngoan cố, ngó lơ và cố tình sử dụng để buôn bán, trồng trọt, xây nhà,...Và nếu bị phát hiện sẽ bị nhận mức phạt sau:
-
• Cá nhân vi phạm: 300.000 - 400.000 đồng.
-
• Doanh nghiệp, tổ chức vi phạm: 600.000 - 800.000 đồng.
Có nên mua đất lưu không hay không?
Như đã đề cập phía trên, đất lưu không là phần đất dùng để xây dựng các công trình công cộng như giao thông, thủy lợi, điện đài,...và người dân chỉ được sử dụng khi có sự cho phép của Nhà nước mà không được cấp sổ đỏ. Chính vì lý do này nên đất lưu không không thể mua hay bán.
Đơn xin sử dụng đất lưu không
Đơn xin sử dụng đất lưu không hay còn gọi là đơn xin đất lưu không, là văn bản gửi đến các chủ thể có thẩm quyền bởi cá nhân, tổ chức để xác nhận một phần diện tích đất cụ thể.
Dưới đây là hình ảnh về mẫu đơn.
Một số thắc mắc khác về đất lưu không
Ngoài những thông tin chính về đất lưu không, vẫn còn một số thắc mắc về loại đất này. Cụ thể bao gồm:
1. Trồng cây trên đất lưu không
Đất hành lang an toàn đường bộ hay còn được nhiều người gọi là đất lưu không luôn dành cho đường bộ vì thế nên không thuộc quyền sử dụng của bất cứ ai. Do đó, bạn không được phép trồng cây trên đất lưu không này vì có thể được coi vi phạm quy định của pháp luật với hành vi lấn, chiếm đất.
Quy định xử phạt căn cứ theo Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP.
2. Tranh chấp đất lưu không
Cơ sở pháp lý: Điều 157 Luật Đất Đai và Điều 56 Luật Đất Đai.
Trả lời: Đôi lúc sẽ có một số trường hợp hàng xóm sử dụng lấn sang phần đất lưu không trước nhà bạn. Có hai cách giải quyết như sau:
-
• Có thể nói chuyện thỏa thuận với hàng xóm đề tìm ra cách giải quyết hoặc gỡ bỏ, di dời các công trình trên mảnh đất lưu không.
-
• Tuy nhiên, nếu hàng xóm không đồng ý rời đi và bạn phát hiện được sai phạm có sai phạm trong việc trong việc sử dụng đất lưu không của hàng xóm, bạn có thể yêu cầu UBND xã/ phường tiến hành những thủ tục hòa giải. Nghiêm trọng hơn nữa, bạn có thể làm đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân cấp quận/ huyện tại nơi có xảy ra tranh chấp để được nhận các quyền và lợi ích về phía bạn.
Lời kết
Vừa rồi là những chia sẻ về đất lưu không, tuy chỉ là một thuật ngữ truyền miệng nhưng đất lưu không là gì và 1001 những câu hỏi về đất lưu không vẫn có rất nhiều người chưa biết đến. Hy vọng rằng những thắc mắc của bạn về đất lưu không đã được trả lời bằng những thông tin có trong bài viết. Nếu vẫn còn băn khoăn hay thắc mắc nào về đất đai, bất động sản hãy liên hệ với Địa Ốc Thuận Lộc để được tư vấn và hỗ trợ nhiệt tâm nhất.
Lưu ý về phí gia hạn đất 50 năm dành cho các chủ đầu tư
Quy hoạch 1/5000 là gì? Thông tin về quy hoạch 1/5000 2023
KT3 là gì? Những điều bạn cần biết về sổ tạm trú KT3 2023
TĐC là gì? Tổng hợp thông tin quan trọng về đất tái định cư
Đất ngộp là gì? Có nên đầu tư đất ngộp năm 2023 hay không?
DLN là đất gì? Những quy định về chuyển đổi đất DLN năm 2023
Đất 03 là gì? Cập nhật tất cả quy định mới nhất về đất 03
Đất vườn là gì? Những thông tin quan trọng về đất vườn 2023
Đất BKH là gì? Cập nhật những thông tin mới đất về đất 2023
Sổ xanh là gì? Cập nhật quy định pháp lý mới nhất về sổ xanh