Thu hồi đất để xây dựng trường, đường, xá, cống là những yếu tố cần thiết để phát triển, gây dựng đất nước. Tuy nhiên, sẽ có một số trường hợp đất thu hồi là đất đã có chủ sở hữu vì vậy, Nhà nước sẽ có quy định bồi thường cho những trường hợp này, dễ thấy nhất đó là đất tái định cư. Vậy tđc là gì, đất tái định cư có những quy định quan trọng nào hay không. Câu trả lời sẽ nằm trong bài viết dưới đây của Địa Ốc Thuận Lộc. Mời bạn cùng theo dõi!
Tái định cư là gì? Đất tái định cư là gì?
Tái định cư và đất tái định cư là hai khái niệm có gắn kết bền chặt với nhau vì khá tương đồng về ý nghĩa. Dưới đây là thông tin về hai loại khái niệm này.
1. Tái định cư là gì?
Tái định cư là một hình thức Nhà nước bồi thường những thiệt hại đồng thời ổn định lại cuộc sống người dân bị thu hồi đất đai theo quy định của Nhà nước. Có nhiều hình thức tái định cư khác nhau đó là cấp nhà đã xây sẵn, chung cư, cấp nhà đã tái định cư, tiền mặt hoặc đất tái định cư.
2. Đất tái định cư là gì?
Đất tái định cư là đất mà Nhà nước trao trả, bồi thường lại cho người dân đã bị thu hồi đất để xây dựng lại nhà ở mới. Đất đã được gắn mác đất tái định cư thường sẽ là đất thổ cư và được cấp “sổ đỏ”. Người dân hoàn toàn có thể sử dụng theo ý muốn như xây nhà, bán lại, tặng cho,....theo quy định pháp luật.
Quy định về tái định cư
Tái định cư là một quyền lợi người dân khi bị Nhà nước thu hồi đất. Bạn nên tìm hiểu kỹ các quy định về tái định cư để bảo vệ quyền lợi cũng như để tránh những trường hợp những hợp sai phạm không đáng có.
1. Quy định về cấp đất tái định cư
Quy định về cấp đất tái định cư được chia làm 4 trường hợp sau Điều 6, Nghị định 47/2014/NĐ-CP. Có thể hiểu như sau:
Trường hợp 1
-
• Nếu bạn có sổ đỏ hoặc đủ điều kiện để cấp sổ đỏ cho đất ở, bạn sẽ được Nhà nước bố trí cho một nơi ở mới, có thể là nhà xây sẵn, nhà tái định cư, chung cư hoặc đất tái định cư. Điều kiện là bạn không còn chỗ ở nào khác trong khu vực bị thu hồi hoặc diện tích đất còn lại quá nhỏ. Bạn cũng có thể chọn nhận tiền bồi thường nếu bạn không muốn nhận nơi ở mới.
Trường hợp 2
-
• Nếu bạn và nhiều người khác chung sở hữu một thửa đất bị thu hồi, Nhà nước sẽ xem xét tình hình thực tế để quyết định cho mỗi người một mức đất ở, nhà ở tái định cư phù hợp.
Trường hợp 3
-
• Nếu bạn ở trong khu vực hành lang an toàn công trình công cộng và phải chuyển đi, Nhà nước sẽ bố trí tái định cư cho bạn nếu bạn không có chỗ ở khác trong khu vực.
Trường hợp 4
-
• Nếu bạn ở trong khu vực bị ô nhiễm môi trường hoặc có nguy cơ sạt lở, sụt lút, thiên tai, Nhà nước sẽ hỗ trợ bạn tái định cư dưới hình thức nhà ở hoặc đất tái định cư.
2. Quy định về bồi thường về đất tái định cư
Cơ sở pháp lý: Điều 6 Nghị định 47/2014/NĐ-CP.
Có thể hiểu như sau:
-
• Người có đất ở bị thu hồi sẽ được Nhà nước bố trí cho một nơi ở mới hoặc bồi thường bằng tiền, tùy theo điều kiện và nhu cầu người đó.
-
• Nếu có nhiều người chung sở hữu một thửa đất bị thu hồi, Nhà nước sẽ quyết định mức đất ở, nhà ở tái định cư cho từng người.
-
• Nếu người có đất ở bị thu hồi không muốn nhận nơi ở mới, Nhà nước sẽ bồi thường bằng tiền.
-
• Nếu người có đất ở bị thu hồi không đủ điều kiện được bồi thường về đất ở, Nhà nước sẽ bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở hoặc giao đất ở những thu tiền sử dụng đất.
-
• Nếu người có đất ở bị thu hồi là tổ chức kinh tế, người Việt Nam ở nước ngoài hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Nhà nước sẽ bồi thường theo trường hợp cụ thể.
3. Quy định về tái định cư khi thu hồi đất
Dưới đây là quy định và nguyên tắc về tái định cư khi thu hồi đất:
Trách nhiệm bố trí tái định cư
Khi Nhà nước thu hồi đất ở, bạn sẽ được biết trước về nơi ở mới mà Nhà nước bố trí cho bạn. Bạn sẽ được UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện thông báo ít nhất 15 ngày trước khi phê duyệt phương án tái định cư. Bạn sẽ biết được địa điểm, quy mô, thiết kế, diện tích, giá nơi ở mới và dự kiến bố trí cho bạn như thế nào.
Công khai phương án tái định cư
Căn cứ theo Khoản 2 Điều 86 Luật Đất đai 2013, có thể hiểu như sau:Sau khi phê duyệt phương án tái định cư, Nhà nước phải công bố cho bạn và người dân biết. Bạn có thể xem thông tin về phương án tái định cư tại trụ sở UBND cấp xã, nơi sinh hoạt chung khu dân cư nơi bạn ở và nơi bạn sẽ chuyển đến.
Suất tái định cư tối thiểu
Căn cứ theo Khoản 4 Điều 86 Luật Đất đai 2013, có thể hiểu như sau: Nếu bạn không có đủ tiền để mua một nơi ở mới tối thiểu theo quy định Nhà nước, bạn sẽ được Nhà nước hỗ trợ thêm tiền để mua một nơi ở mới tối thiểu. Nơi ở mới tối thiểu là nơi ở có diện tích, chất lượng và giá phù hợp với điều kiện bạn và địa phương bạn . Đây là những nguyên tắc chung về tái định cư khi đất bị Nhà nước thu hồi.
Giá đất tái định cư được tính như thế nào?
Dưới đây là cách thức định giá đất tái định cư:
-
• Cơ sở pháp lý: Khoản 3 Điều 86 Luật Đất đai 2013
-
• Cụ thể như sau: Giá đất cụ thể tính thu tiền sử dụng đất tại nơi tái định cư, giá bán nhà ở tái định cư do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.
Như vậy khi được Nhà nước bồi thường đất tái định cư mà bạn quyết định bán lại vì không có nhu cầu sử dụng, hãy liên hệ trực tiếp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi bạn sinh sống để được định giá và ra quyết định.
Đất tái định cư có được chuyển nhượng không
Như đã nói phía trên, đất được coi là đất tái định cư thường sẽ là đất thổ cư và được cấp sổ đỏ, chính vì thế bạn hoàn toàn có thể thực hiện chuyển nhượng đất tái định cư theo quy định pháp luật. Tuy nhiên, bạn cần đảm bảo lô đất tái định cư cần chuyển nhượng phải đáp ứng được các điều kiện khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai năm 2013.
Đất tái định cư có phải nộp tiền sử dụng đất không?
Về bản chất, đất tái định cư là đất thổ cư nên theo quy định pháp luật bạn phải nộp khoản tiền này cho Nhà nước. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo những trường hợp, đối tượng được nhà nước giao đất mà có thu tiền sử dụng đất theo Điều 55 Luật Đất đai 2013 để hiểu rõ hơn.
Mua đất tái định cư có an toàn không
Sốt đất đang dần trở lại, chính vì thế kéo theo nhu cầu mua bán đất gia tăng chóng mặt. Dưới đây là một số lý do để bạn cân nhắc có nên mua một lô đất tái định cư hay không:
-
• Đất tái định cư là loại đất ở, nên bạn có thể giao dịch như bình thường. Nhưng nếu đất tái định cư chưa có sổ đỏ, bạn phải thận trọng. Bạn có thể gặp rắc rối khi xin cấp sổ, chuyển nhượng, xây dựng hoặc bị lừa mất tiền.
-
• Khi mua đất tái định cư chưa có sổ, bạn và người bán thường dùng hợp đồng ủy quyền. Nghĩa là bạn được quyền làm chủ đất, có thể bán, cho thuê, tặng cho ai bạn muốn.
-
• Vì vậy, bạn nên cân nhắc kỹ khi quyết định mua đất tái định cư. Nếu có thể, bạn nên chọn đất tái định cư đã có sổ đỏ hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Kinh nghiệm mua đất tái định cư
Như đã nói ở trên, tình trạng đất tái định cư chưa có sổ đỏ đang là rất nhiều, chính vì vậy dưới đây sẽ là những kinh nghiệm giúp bạn mua được một lô đất tái định cư ưng ý nhất:
-
• Khi bạn mua nhà tái định cư chưa có sổ đỏ, bạn và người bán sẽ dùng Hợp đồng ủy quyền để giao dịch. Bạn nên yêu cầu hợp đồng có điều khoản rõ ràng về quyền sử dụng, chuyển nhượng, cho thuê, tặng, góp vốn đối với nhà ở sau khi người bán nhận được sổ đỏ từ Nhà nước.
-
• Bạn cũng nên lập thêm Hợp đồng mua bán bằng văn bản quyền sử dụng nhà đất cùng với Hợp đồng ủy quyền. Điều này sẽ giúp bạn an toàn hơn khi giao dịch và tránh được những rủi ro khi mua nhà chưa có sổ đỏ. Bạn nên nói rõ các điều khoản hợp đồng mua bán đất.
-
• Khi mua nhà suất tái định cư, bạn cần tìm hiểu kỹ các tiêu chuẩn nhà ở, từ vị trí, chất lượng,… Đồng thời, bạn cần biết có những quy định nào về việc chuyển nhượng mua nhà tái định cư cho người không thuộc diện mua loại hình nhà đất này hay không.
Đất tái định cư có tách sổ đỏ được không
Đất tái định cư là đất thổ cư nên có thể sử dụng những quyền và quy định tương tự như đất thổ cư. Dưới đây là những thông tin về tách sổ đất tái định cư và những thủ tục để cấp sổ đỏ tái định cư.
1. Đất tái định có tách sổ đỏ được không
Nếu đất tái định cư có sổ đỏ thì hoàn toàn có thể tách sổ đỏ nếu thỏa mãn các điều kiện tách sổ theo quy định Pháp luật.
Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013, Điều 29 Nghị định 43/2014/NĐ-CP và khoản 1 Điều 2 Thông tư 09/2021/TT-BTNMT.
Những điều kiện cụ thể như sau:
• Đất đã có sổ đỏ.
• Đất không được xảy ra tình trạng tranh chấp.
• Đất không được dính kê biên để thi hành án được đảm bảo thực thi.
• Đất vẫn còn thời hạn sử dụng theo quy định Pháp luật
• Đất đạt đủ điều kiện về diện tích và kích thước theo quy định Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành.
2. Thủ tục cấp sổ đỏ tái định cư
Dưới đây là thủ tục hoàn chỉnh để bạn có thể cấp sổ đỏ tái định cư:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
-
• Giấy tờ tùy thân: CCCD hoặc hộ chiếu.
-
• Đơn xin được cấp sổ đỏ.
-
• Biên bản bàn giao nhà/ đất.
-
• Hồ sơ bản vẽ thiết kế căn hộ.
-
• Giấy đăng ký kết hôn (nếu đã lập gia đình).
-
• Hóa đơn kèm theo (VAT).
-
• Hợp đồng mua bán với công ty quản lý và phát triển nhà;
-
• Hợp đồng ủy quyền có đính kèm CMND/CCCD và sổ hộ khẩu cả 2 bên.
Bước 2: Nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quận.
Bước 3: Chờ và tiếp nhận kết quả trả về.
Lời kết
Như vậy bài viết vừa rồi đã chia sẻ đến bạn toàn bộ thông tin về tái định cư cũng như đất tái định cư, rất mong bạn sẽ biết được tđc là gì và hiểu được những quy định về tái định cư. Nếu vẫn còn thắc mắc đừng ngần ngại mà hãy liên hệ ngay với Địa Ốc Thuận Lộc để được tư vấn hỗ trợ.
Lưu ý về phí gia hạn đất 50 năm dành cho các chủ đầu tư
Quy hoạch 1/5000 là gì? Thông tin về quy hoạch 1/5000 2023
KT3 là gì? Những điều bạn cần biết về sổ tạm trú KT3 2023
Đất ngộp là gì? Có nên đầu tư đất ngộp năm 2023 hay không?
DLN là đất gì? Những quy định về chuyển đổi đất DLN năm 2023
Đất lưu không là gì? Những quy định cập nhật mới nhất 2023
Đất 03 là gì? Cập nhật tất cả quy định mới nhất về đất 03
Đất vườn là gì? Những thông tin quan trọng về đất vườn 2023
Đất BKH là gì? Cập nhật những thông tin mới đất về đất 2023
Sổ xanh là gì? Cập nhật quy định pháp lý mới nhất về sổ xanh