Đất CLN là gì? Tổng hợp thông tin về đất CLN cập nhật 2023

  • Đăng bởi Địa Ốc Thuận Lộc
  • 26.04.2024

Những năm gần đây, hiện tượng “sốt đất” và “sốt chanh dây” bùng nổ cực kỳ mạnh mẽ. Thế nên nhu cầu xây nhà và canh tác đất trồng cây nông nghiệp được rất nhiều người quan tâm, chú ý đến. Vậy nên, khi có trong tay một mảnh đất thì việc hiểu được những thông tin, đặc điểm, phương hướng sử dụng là rất cần thiết. Nắm bắt được lý chung này, Địa Ốc Thuận Lộc sẽ chia sẻ đến bạn đất CLN là gì, mục đích sử dụng, cũng như những thông tin quan trọng mà bạn cần biết để khai thác triệt để loại đất này.

Đất CLN là gì?

Theo như bảng mã ký hiệu các loại đất trên bản đồ địa chính, đất CLN là ký hiệu của đất trồng cây lâu năm. Vì thuộc loại đất nông nghiệp, nên đất CLN  phù hợp để trồng các loại cây trồng có thời gian sinh trưởng trên một năm hoặc trồng các cây trồng có thời gian thu hoạch dài hạn như cao su, chè, hồ tiêu và các loại cây ăn trái như nho, cam, sầu riêng,...

Hiểu cơ bản về đất CLN 

Đặc điểm của loại đất CLN

Dưới đây là một số đặc điểm nổi bật của loại đất này:

  • Đất CLN thuộc nhóm đất nông nghiệp.

  • Đất CLN thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp hoàn toàn có thể được cấp quyền sử dụng loại đất này để xây dựng, phát triển đời sống, kinh tế, xã hội.

  • Đất có thời hạn sử dụng, không phải đất vĩnh viễn.

  • Ngoài những lợi ích là giúp canh tác đất trồng các cây nông nghiệp, đất CLN còn giúp tạo quang cảnh, tiết kiệm nước, tăng năng suất cây trồng và bảo vệ môi trường thiên nhiên.

Mục đích sử dụng đất CLN

Mục đích sử dụng đất CLN chỉ đơn thuần là để trồng các loại cây công nghiệp lâu năm, nhưng bạn có thể trồng rất nhiều loại cây trên đất CLN. Cụ thể như sau.

  • Cây công nghiệp lâu năm: Là loại cây có thời gian sinh trưởng và thu hoạch dài (5 - 10 năm) chuyên cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến như cao su, cà phê, chè,...

  • Cây ăn quả lâu năm: Là loại cây có thời gian sinh trưởng và thu hoạch dài (3 - 5 năm). Các loại cây này thường cần nhiều ánh sáng và không khí, đất tốt, chuyên cung cấp các loại quả tươi hoặc để chế biến như cam, bưởi, măng cụt,...

  • Cây dược liệu lâu năm: Thời gian sinh trưởng và thu hoạch (2 - 4 năm). Các cây này thường cần nhiều độ ẩm, đất màu và bóng râm, chuyên cung cấp nguyên liệu để sản xuất và bào chế thuốc như sâm, quế, hồi,...

  • Các loại cây lâu năm khác: Là những loại cây có thời gian sinh trường rất dài (10 - 20 năm). Các cây này thường cần nhiều không gian, đất phù hợp và chịu được sâu bệnh, chuyên cung cấp gỗ, tạo cảnh quan và bóng mát như bạch đàn, xoan,....

Đất CLN dùng để làm gì?

Thời hạn sử dụng đất CLN

Dưới đây là một số thông tin về thời hạn sử dụng đất CLN và cách thức gia hạn đất.

Thời hạn sử dụng

Theo điều 126 Luật Đất đai 2013, thời gian sử dụng đất trồng nông nghiệp cụ thể là CLN như sau:

  • Đối với cá nhân, hộ gia đình được Nhà nước giao đất và công nhận quyền sử dụng đất có thời hạn sử dụng đất là 50 năm.

  • Đối với tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất dựa trên cơ sở dự án đầu tư hoặc xin đơn giao đất của tổ chức để tiến hàng xem xét, đưa ra quyết định cụ thể về thời gian nhưng thời hạn không quá 70 năm.

Hình thức gia hạn

Để gia hạn thời gian sử dụng đất CLN, người sử dụng phải làm thủ tục xin gia hạn trước khi hết thời hạn ít nhất 6 tháng tại cơ quan có thẩm quyền. Thủ tục bao gồm:

  • Đơn xin gia hạn quyền sử dụng đất.

  • Giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc giấy tờ liên quan.

  • Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản có gắn liền với đất (nếu có).

  • Báo cáo kết quả sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất trong thời gian gia hạn.

Đất CLN có xây nhà được không?

Đây có lẽ là câu hỏi của rất nhiều bạn hiện đang sở hữu cho mình một hoặc một vài mảnh đất CLN.

Thực chất, nếu xét theo Khoản 1 Điều 6 Luật Đất Đai, việc xây nhà và các công trình và các khác trên đất nông nghiệp là không được. Nhưng, nếu bạn hoàn thiện các thủ tục chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất thổ cư thì điều này là hoàn toàn có thể.

Tuy nhiên, không phải đơn xin duyệt nào cũng được chấp thuận vì phải căn cứ vào các yếu tố như vị trí địa lý, diện tích, kế hoạch sử dụng đất,...

Chuyển đổi mục đích sử dụng đất CLN

Như đã nói ở trên, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất là hoàn toàn có thể, nhưng phải căn cứ rất nhiều yếu tố. Dưới đây là một số điều kiện và thủ tục để có thể chuyển từ đất CLN sang đất thổ cư.

1. Đất CLN có lên thổ cư được không?

Đất CLN là loại đất nông nghiệp dùng để trồng các cây lâu năm, cho nên không được phép xây dựng nhà ở hay các công trình khác. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể lên thổ cư nếu chuyển mục đích sử dụng qua đất ở nếu được sự cho phép từ phía các cơ quan có thẩm quyền. Một số điều kiện bạn cần lưu ý như sau:

  • Phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép.

  • Có giấy chứng nhận sử dụng đất.

  • Đất không tranh chấp.

  • Quyền sử dụng không bị kê biên để đảm bảo thi hành án.

  • Vẫn trong thời hạn sử dụng đất.

  • Có sự phù hợp trong kế hoạch khai thác, sử dụng đất hàng năm.

  • Ngoài ra nhu cầu sử dụng đất trong đơn xin cũng phần nào quyết định sự thành công trong quá trình chuyển đổi.

Làm sao để đưa đất CLN lên đất thổ cư

2. Một số thủ tục chuyển đổi từ đất CLN sang đất thổ cư

Để chuyển đổi đất CLN sang đất thổ cư, bạn cần thực hiện các bước sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ quan trọng

  • Bước 2: Nộp hồ sơ tại Phòng Tài nguyên và Môi trường hoặc UBND cấp xã nơi có đất.

  • Bước 3: Nghĩa vụ tài chính nên được thực hiện đúng thời hạn và đúng theo quy định.

  • • Bước 4: Chờ kết quả từ 15 - 25 ngày

Lời Kết

Trên đây, Địa Ốc Thuận Lộc đã giải thích cho bạn đất CLN là gì, các đặc điểm, và cách sử dụng đất. Hy vọng bạn có thể nắm bắt để tận dụng triệt để loại đất CLN này.

Bài viết liên quan
Tin nổi bật
0941 319 399